Lịch sử Tiếng Nùng

Độ chính xác của phần này đang bị tranh chấp. Có thể có thảo luận liên quan tại Thảo luận:Tiếng Nùng. Xin giúp đỡ kiểm chứng rằng các tuyên bố tranh chấp có nguồn đáng tin cậy.

Các phương ngữ Nùng và tất cả các ngôn ngữ trong ngữ chi Tai như: Lào, Shan, Lự, Thái Đen, Ahom, Làn Nà, Thái Lan, Bố Y, Tráng đều phát triển từ cùng một tổ tiên chung gọi là Tai Nguyên Thủy (Proto-Tai). Tai Nguyên Thủy được phục nguyên bởi Lý Phương Quế năm 1977 và Pittayawat Pittayaporn năm 2009.

Vào năm 2000, một nghiên cứu do John Hartmann, Jerold A. Edmondson, Jingfang Li và những người khác thực hiện, kết hợp giữ ngôn ngữ học và hệ thống thông tin địa lý (GIS), cho rằng Tai Nguyên Thủy có nguồn gốc từ vùng ranh rới Quảng Tây—Quý Châu ngày nay và kỹ thuật tưới tiêu trong canh tác lúa nước sử dụng müangA1 (mương) và faiA1 (đập) đã tương đối phát triển vào thời đại của Tai Nguyên Thủy, khoảng 2000 năm trước hoặc xa hơn và kỹ thuật này bắt nguồn từ vùng ranh giới Quảng Tây—Quý Châu ngày nay chứ không phải Vân Nam hay trung lưu sông Trường Giang.[11][12] Do đó người Tai có khuynh hướng tập trung sinh sống ở các vùng đất thấp gần nguồn nước để trồng lúa nước. Tuy nhiên, James R. Chamberlain (2016) đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng Tai Nguyên Thủy có nguồn gốc ven biển và di cư dọc bờ biển Đông tới vùng Quý Châu, Quảng Tây và miền bắc Việt Nam ngày nay từ vương quốc Yue tại Chiết Giang (Trung Quốc), nơi họ nói Be-Tai Nguyên Thủy (proto-Be-Tai), một dạng ngôn ngữ tồn tại trước Tai Nguyên Thủy.[13] Pittayawat Pittayaporn (2014), dựa vào các lớp từ mượn Hán Cổ qua các thời kỳ khác nhau trong Tai Tây Nam Nguyên Thủy và các bằng chứng lịch sử khác, cho rằng thời gian Tai Tây Nam di cư vào vùng Đông Nam Á (Lào, Thái Lan, Myanmar) diễn ra vào khoảng TK 8–TK 10.[14]

Jerold A. Edmondson thuộc đại học Texas, Arlington, trích dẫn bài báo của Phạm Hồng Quý (Fan Honggui 范宏貴) (1989), chỉ ra rằng người Thái (Thái Lan) và người Tráng có cùng một tên gọi chỉ người Việt Nam Keo (kɛɛuA1).[15][note 1] Từ này được lấy từ tên của một quận Trung Hoa gọi là Giao Chỉ (Jiaozhi 交址), thành lập ở Việt Nam khoảng năm 112 TCN, cùng tám quận khác: Nam Hải (Nanhai 南海), Uất Lâm (Yulin hay Guilin 郁林), Thương Ngô (Cangwu 苍梧), Hợp Phố (Hepu 合浦), Cửu Chân (Jiuzhen 九真), Nhật Nam (Rinan 日南), Châu Nhai (Zhuya 珠崖), và Đam Nhĩ (Dan’er 儋耳).[15] Giao Chi ban đầu được gọi là Kiao-chi. James R. Chamberlain cho rằng Kiao-chi khởi đầu dùng để chỉ lãnh thổ địa lý chứ không phải chỉ người.[18] Sau đó từ này được áp dụng rộng rãi cho các cư dân sống trong Kiao-chi, đầu tiên là đồng bằng bắc bộ Việt Nam và sau đó cho tất cả cư dân của An Nam.

Tai Nguyên ThủyThái LanLàoSapaBảo YênCao BằngLongzhouShangshiGiáySaek
Người Việt Nam*ke:wAkɛ:wA1kɛːwkewA1kɛ:wA1kɛwA1ke:wA1kewA1cewA1ke:wA1
  • Dữ liệu lấy từ luận văn tiến sĩ The phonology of proto-Tai (2009:337) của Pittayawat Pittayaporn. Riêng tiếng Lào ແກວ /kɛːw/ lấy từ thư viện SEAlang.net.

Chamberlain khi nghiên cứu về nguồn gốc của tiếng Saek, một ngôn ngữ Tai Bắc nằm cô lập giữa các ngôn ngữ Tai Tây Nam ở hai bên bờ sông Mê Kông tại miền trung Lào và đông bắc Thái Lan, cho rằng Saek là ngôn ngữ xa nhất về phía nam cuối cùng còn sót lại của một dải cư dân nói ngôn ngữ Tai Bắc (hay Be-Saek) trải dài từ vùng biên giới Việt-Trung, qua đồng bằng sông Hồng và tới các tỉnh ngày nay là Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình ở Việt Nam.[19] Do đó Saek không phải là ngôn ngữ Tai Bắc bị trục xuất và buộc phải di cư về phía nam ra khỏi các cư dân ban đầu ở Quảng Đông.[19] Người Saek, theo truyền thuyết truyền miệng của mình, di cư sang Lào và Thái Lan từ khu vực miền trung Việt Nam ngày nay khoảng 150-200 năm trước.[20][21][22] Điều này giải thích tại sao tiếng Saek lại có các từ mượn tiếng Việt, mặc dù ngày nay không còn người Saek nào ở Việt Nam.[22] William G. Boltz (1991) cho rằng tên gọi 12 con giáp trong tiếng Saek được mượn từ tiếng Hán trong khoảng thời gian từ năm 200—năm 600 và mặc dù có ảnh hưởng từ tiếng Việt nhưng không có bất cứ liên hệ trực tiếp nào.[23]

Tên 12 con giáp trong tiếng Saek
Hán tựHán Cổ
thời kỳ sớm
Hán Thượng CổTiếng ViệtSaek
Chuộttsɨ’/tsi’*tsəʔtử / týtiː6
Trâutrʰuw'*n̥ruʔsửutʰriw3
Hổjin*ɢərdầnrɯn4
Thỏmaɨw’/ mɛːw’*mˤruʔmẹo/mãomɛːw4
Rồngʥin*dərthin/thầnsin4
Rắnzɨ’/zi’*s-ɢəʔtịtiː5
Ngựaŋɔ’*m.qʰˤaʔngọŋɔː5
mujʰ*mət-smùj/vịmuj4
Khỉɲim*nəmthântʰrɯn1
juw’*m.ruʔdầuraw3
Chóswit*s.mittuấttut4
Lợnɣəj’*gˤəʔhợihɤːj5
  • Bảng được lấy từ "Saek as a not-so-aberrant Tai language", tác giả: Pittayawat Pittayaporn, trang 36.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng Nùng http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=n... http://www.language-museum.com/encyclopedia/n/nung... http://lingweb.eva.mpg.de/numeral/Nung.htm http://www.academia.edu/3659357/Tai_Words_and_the_... http://www.academia.edu/969608/The_genetic_positio... http://ecommons.cornell.edu/handle/1813/13855 http://ecommons.library.cornell.edu/bitstream/1813... http://www.niu.edu/landform/papers/JGIS_Tai_Origin... http://www.uta.edu/faculty/jerry/Kra-notes.pdf http://www.uta.edu/faculty/jerry/pol.pdf